Máy vặt lông gà trong quá trình vận hành sẽ không tránh khỏi việc gặp phải những trục trặc và hư hỏng. Trong bài viết này, thiết bị M5s sẽ chỉ ra cho bạn các lỗi thường gặp ở dây curoa, núm cao su, mâm xoay, motor,... của máy vặt lông gia cầm kèm theo cách khắc phục chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được cung cấp thêm những thông tin về các vấn đề gặp phải khi dùng máy sai cách, mẹo sử dụng máy sao cho lâu bền. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục [hide]
1. Các lỗi thường gặp khi dùng máy vặt lông gia cầm và cách khắc phục
1.1 Máy vặt lông gà gặp lỗi về dây curoa
Sau một thời gian hoạt động nhất định, chúng ta có thể dễ dàng thấy dây curoa của máy đánh lông gà bị hao mòn, dây giãn, đây là lỗi phổ biến ở bất kỳ thiết bị nào vì thế người dùng không cần quá lo lắng. Dây curoa bị chùng xuống có thể làm cho máy hoạt động chậm hơn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Cách khắc phục sự cố này rất đơn giản, bạn hãy điều chỉnh lại dây curoa bằng cách vặn ốc để tăng dây curoa ở phần thân máy đến độ căng đạt yêu cầu là được. Ngoài ra, nếu bộ curoa của máy đã quá mòn không còn tính đàn hồi thì bạn nên thay một bộ dây curoa mới cho chiếc máy của mình.
>> Xem thêm: "Vì sao máy vặt lông gà vịt bị trầy da, dập mỏ? Cách xử lý"
1.2 Núm cao su của máy vặt lông vịt bị mòn, núm đứt
Tương tự như với lỗi trên, bất cứ loại máy vặt lông gia cầm nào dùng chất lượng tốt đến đâu cũng sẽ không tránh khỏi hiện tượng phần mút hay núm vặt của máy bị gãy mòn sau một thời gian dài sử dụng. Nguyên nhân do khi máy hoạt động những núm vặt làm từ cao su này sẽ ma sát trực tiếp với gà vịt để thực hiện công việc làm sạch lông vì thế việc núm cao su mòn và đứt núm là điều bình thường.
Cách khắc phục lỗi này vô cùng dễ dàng, bạn chỉ cần thay thế toàn bộ núm vặt cũ bằng bộ núm cao su mới. Núm này được bày bán rất nhiều ở các cơ sở chuyên cung cấp máy vặt lông gà. Để thay thế núm mới bạn cần cắt bỏ núm cao su cũ sau đó đưa các núm vặt mới vào các lỗ và kéo đến khi phần mút núm vào đúng vị trí.
Một mẹo nhỏ là bạn hãy dùng nước rửa chén pha với nước loãng sau đó tra vào các lỗ để tạo độ trơn giúp dễ dàng nhét các núm vặt vào.
Lưu ý: Khi chọn núm cao su bạn cần chọn loại làm từ cao su tự nhiên, mềm dẻo, có độ đàn hồi tốt như vậy thành phẩm gà vịt sau khi vặt lông sẽ đạt đúng yêu cầu chất lượng.
>> Xem thêm: 5 Lưu ý quan trọng về núm cao su vặt lông gà
1.3 Motor của máy vặt lông gia cầm hoạt động kém
Động cơ máy đánh lông gà hoạt động kém có thể do máy hoạt động liên tục trong thời gian dài, máy vặt gà vịt quá số lượng quy định trong một lần dẫn đến tình trạng motor của máy quá tải, bị nóng khiến máy không thể khởi động được, hoặc thiết bị hoạt động chậm khiến hiệu suất làm việc bị ảnh hưởng.
Để máy nhổ lông gà vịt làm việc suôn sẻ hơn thì bạn nên thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra máy thường xuyên và tìm mua thay motor mới nếu bị cháy hỏng.
>> Xem thêm: Cách chọn mua máy làm lông gà theo mục đích dùng
1.4 Máy đánh lông gà có hiện tượng rung lắc, phát ra âm thanh bất thường
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rung lắc, máy phát ra tiếng ồn bất thường có thể do:
- Bạn đặt thiết bị ở bề mặt không được bằng phẳng hoặc chân đế thiết kế không chắc chắn nên khi hoạt động thiết bị sẽ bị rung, lắc.
- Phần núm cao su trên máy bị đứt gãy khiến phần mâm máy không được cân bằng.
- Một số bộ phận như vòng bi, bánh đà, trục xoay của máy đánh lông gà bị khô dầu sau một thời gian dài sử dụng khiến máy phát ra âm thanh to khác thường gây ảnh hưởng người xung quanh.
>> Xem thêm: Cách nhận biết máy làm lông gà vịt xuống cấp
Biện pháp khắc phục của những hiện tượng này như sau:
- Đặt máy đánh lông gà vịt ở vị trí bằng phẳng để khi máy hoạt động được êm mượt hơn.
- Để giảm độ rung của máy bạn cũng có thể chèn thêm đế cao su để giảm rung vào 4 phần chân máy
- Nếu máy phát ra âm thanh bất thường bạn nên dừng sử dụng ngay lập tức, ngắt nguồn điện và kiểm tra motor, vòng bi, bánh đà hay dưới lồng vặt có gặp trục trặc hay không. Nếu có bạn cần liên hệ với nhân viên kỹ thuật để được sửa chữa kịp thời và tuyệt đối không được tự ý tháo lắp sửa chữa.
- Cuối cùng, tiến hành tra dầu mỡ ở những vị trí chịu sự ma sát như trục máy hay bánh đà giúp máy hoạt động trơn tru hơn.
1.5 Mâm xoay máy máy vặt lông gà bị hỏng
Để nhận biết mâm xoay có bị hỏng không chỉ cần quan sát khi máy vận hành mâm quay chậm bất thường. Nguyên nhân có thể là motor đã quá cũ khiến máy làm lông không sạch, hiệu quả làm việc không còn như trước nữa.
Để khắc phục thì hãy liên hệ với nhân viên kỹ thuật tại nơi cung cấp máy vặt lông gà để được hỗ trợ sửa chữa kịp thời.
>> Xem thêm: Các nguy cơ khi ăn phải gia cầm vặt lông bằng hóa chất
2. Những vấn đề gặp phải khi sử dụng máy vặt lông gà sai cách
Gà vịt sau khi được cắt tiết và nhúng nước sôi sẽ được cho vào máy vặt lông gà vịt để làm sạch lông. Tuy nhiên một số người dùng lại không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy dẫn đến xảy ra một số vấn đề khi sử dụng máy quay lông gà vịt. Sau đây là những vấn đề khi sử dụng máy làm lông gà:
- Sử dụng điện 3 pha nhưng để thiếu pha nguyên nhân có thể do lỏng phần đấu nối điện của motor hoặc đứt cầu chì có thể xảy ra cháy nổ.
- Không kiểm tra kỹ các chi tiết máy thường xuyên như núm cao su, lồng vặt, dây curoa, các bộ phận này sau khi sử dụng một thời gian có thể bị mòn, hỏng hóc dẫn đến gà vịt sau khi làm sạch bị rách da, gãy cánh, không sạch lông
- Trong quá trình vận hành và vệ sinh máy vô tình để nước dính vào bộ phận motor máy rất dễ xảy ra chập điện gây nguy hiểm tính mạng cho người dùng. Cho lượng gia cầm vượt quá số lượng cho phép khiến máy quay lông gà vịt hoạt động quá công suất dẫn đến tình trạng máy đột ngột ngừng hoạt động, máy vặt không sạch lông.
- Người dùng lựa chọn máy có tốc độ vận hành quá nhanh khi đó lực quay của máy quá lớn dẫn đến sự ma sát của núm vặt và da gà quá mạnh dẫn đến tình trạng da gà vịt bị bong tróc gây mất thẩm mỹ.
3. Mẹo sử dụng máy làm lông gà vịt bền lâu, hiệu quả
Nếu không biết cách sử dụng và bảo quản máy làm lông gà vịt đúng cách thì dù máy có chất lượng tốt đến đâu nhưng sau một thời gian sử dụng thiết bị chắc chắn sẽ bị xuống cấp, giảm công suất hoạt động. Do đó bạn cần quan tâm đến việc bảo dưỡng, bảo quản máy với những biện pháp như sau:
- Sử dụng đúng theo thông số kỹ thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất, không vặt lông gà vịt quá số lượng quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận dây curoa, núm cao su, motor, dây nguồn, nếu thấy hỏng hóc cần thay thế sửa chữa ngay. Định kỳ kiểm tra toàn bộ máy 4-6 tháng một lần để chắc chắn máy vẫn đảm bảo hoạt động ổn định.
- Tránh va đập trong quá trình sử dụng và bảo quản máy.
- Sau khi sử dụng máy quay lông gà xong thì tiến hành vệ sinh ngay lập tức để tránh máy bốc mùi hôi tanh gây mất an toàn vệ sinh. Tuyệt đối không sử dụng vòi nước phun trực tiếp vào motor khiến máy cháy hay chập điện rất nguy hiểm cho người dùng và gây hư hỏng máy.
- Khi không có nhu cầu sử dụng máy vặt lông gia cầm trong một thời gian dài, hãy tiến hành vệ sinh thật, lau khô bằng khăn sạch sau đó dùng dầu bôi trơn vào các vị trí như ốc vít, vòng bi, dây curoa,…
- Sau đó bảo quản máy ở môi trường khô ráo tránh nơi có độ ẩm cao hay nhiều bụi bặm, dùng khăn che phủ kỹ càng để tránh các loài gặm nhấm như chuột, gián cắn phải dây điện.
>> Xem thêm: Phụ kiện máy nhổ lông gia cầm
Trên đây là một số lỗi mà người sử dụng máy vặt lông gà có thể gặp phải kèm cách khắc phục vô cùng chi tiết của Thiết bị M5s muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng và bảo quản máy làm sạch lông gà vịt lâu bền hơn. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm thì có thể để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ tư vấn.