Vì sao máy vặt lông gà vịt bị trầy da, dập mỏ? Cách xử lý

Lượt xem: 100

Máy vặt lông gà là thiết bị dùng để làm sạch lông các loại gia cầm với năng suất hàng trăm con gà vịt mỗi ngày. Máy giúp thành phẩm gia cầm được sạch sẽ lông, đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. 

Tuy nhiên gần đây có rất nhiều khách hàng gọi đến thắc mắc tại sao khi dùng máy đánh lông gà lông vịt lại khiến gà vịt bị trầy da, dập mỏ. Vì vậy, hãy cùng Thiết bị M5s tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề trên trong bài viết sau. 

1. Nguyên nhân máy vặt lông gà vịt làm gãy cổ, trầy da gia cầm?

Chắc chắn các cơ sở chế biến gia cầm hay buôn bán gà vịt ngoài chợ, thậm chí là các quán ăn, nhà hàng sẽ không muốn gặp tình trạng gà vịt sau khi tuốt lông bị rách da, gãy cánh, dập mỏ. Điều này làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi chế biến các món ăn hoặc giá bán ra sẽ bị ép xuống thấp do không đạt chất lượng theo yêu cầu. 

Mặc dù bạn đã thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng máy vặt lông gia cầm nhưng vẫn xảy ra hiện tượng này. Rất có thể nguyên nhân xuất phát từ những lỗi sau:

1.1 Nhúng gà vịt vào nước quá nóng

Quy trình sử dụng máy làm lông gà vịt thường trải qua 3 bước cơ bản sau: Cắt tiết -> Nhúng nước sôi -> Nhổ lông. Tuy nhiên rất nhiều người mắc sai lầm ở giai đoạn nhúng gà vào nước sôi.

Phần lớn mọi người cho rằng nước trụng lông gà phải là nước sôi sùng sục, nhưng thực tế như thế là không tốt. Bên cạnh đó, cách đun nước sôi thủ công khiến người dùng không kiểm soát được nhiệt độ. Khi gặp nước ở nhiệt độ 100 độ C, da gà sẽ bị chín từ đó dễ bị bong tróc, rách da gây mất thẩm mỹ.

Gà vịt bị trầy da, dập mỏ

1.2 Núm cao su làm từ nhựa tổng hợp 

Núm cao su là bộ phận quan trọng không thể thiếu của máy vặt lông gà, độ sạch lông của gia cầm sau khi vặt đều phụ thuộc vào núm vặt này. Các núm vặt làm từ cao su tổng tổng hợp thường có độ đàn hồi kém, cứng hơn núm vặt làm từ cao su tự nhiên.

Núm cao su làm từ nhựa tổng hợp

Vì vậy khi lồng quay hoạt động tốc độ cao sẽ khiến gia cầm ma sát mạnh với các núm cao su dẫn đến tình trạng gà vịt bị bầm dập. Không những vậy, loại núm này sau một thời gian sử dụng sẽ rất nhanh gãy, gây tốn chi phí thay thế. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy vặt lông gà đúng cách

1.3 Dây curoa bị chùng

Dây curoa là dây nối giữa bộ phận lồng vặt và động cơ máy, thường được làm từ cao su. Khi motor quay, dây curoa sẽ truyền động đến bánh đà và làm lồng vặt quay theo.

Dây curoa máy vặt lông gà bị chùng

Do được làm từ chất liệu cao su nên sau một thời gian sử dụng, dây curoa sẽ bị hao mòn dần, bị dãn và không còn độ căng như lúc đầu. Điều này khiến cho máy hoạt động lúc nhanh, lúc chậm, dẫn đến gà vịt bị va đập mạnh nên rất dễ bị rách da, gãy cổ. 

>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết máy vặt lông gà đã xuống cấp

2. Cách khắc phục lỗi máy làm lông gà gây tình trạng trầy da, dập mỏ?

2.1 Sử dụng nồi nấu nước điện (nồi nấu phở điện)

Có thể nói bước nhúng gà vịt vào nước nóng quyết định đến 50% chất lượng gia cầm sau khi vặt lông có đạt chuẩn hay không. Vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý đến cách pha nước vặt lông đúng chuẩn nhất. Bạn có thể áp dụng 2 cách sau: 

– Phương pháp pha nước thủ công truyền thống:

Đây là cách được hầu hết khách hàng áp dụng, đầu tiên bạn cần sử dụng 1 nồi dung tích lớn để nấu nước. Chú ý không nên để nước quá sôi, nhiệt độ lý tưởng nhất để nhúng gà vịt là 60-70 độ C. 

Nhúng gà vịt đã cắt tiết vào nước nóng. Cầm chắc phần chân và nhúng toàn bộ gà vào nồi sao cho ngấm đều nước, khi vặt sẽ nhanh sạch hơn.Các bước sử dụng máy vặt lông gà

 

Tuy nhiên với phương pháp này khi nhúng trực tiếp gia cầm vào nồi nước đang đun trên bếp than thì khi lấy ra sẽ khiến nước chảy vào bếp gây tắt lửa, nếu không cẩn thận còn làm bỏng tay do chạm vào thành nồi. Mặc khác, cách này cũng rất mất thời gian chờ nước sôi và bạn cũng phải thường xuyên thêm than củi để giữ lửa.

>> Xem thêm: "Cách làm sạch lông gia cầm nhanh, hiệu quả"

Do vậy, với những cơ sở cần chế biến số lượng lớn gia cầm thì sử dụng nồi nấu nước bằng điện kết hợp với máy vặt lông gà là giải pháp tối ưu nhất, vừa tiết kiệm thời gian vừa dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ sôi thích hợp với nhu cầu.

– Sử dụng nồi đun nước bằng điện

Nồi nấu nước điện hoạt động hoàn toàn tự động, được trang bị hệ thống cảm biến nhiệt độ thông minh giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ sôi theo nhu cầu. 

Nồi nấu phở điện, nấu nước điện

Bên cạnh đó, có nguyên lý chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng thông qua thanh nhiệt giúp nước sôi nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cũng như công sức. Với thiết kế 2 lớp inox 304 cao cấp giúp giữ nhiệt tốt cũng như không sợ bị bỏng. Nước luôn sạch sẽ, hợp vệ sinh do không có khói bụi như bếp củi.

Cách pha nước cũng tương đồng với phương pháp truyền thống. Sau khi nồi đun nước đến nhiệt độ đã cài đặt sẵn, mức nhiệt thích hợp là khoảng 70 độ C, bạn chỉ cần nhúng gia cầm vào nước nóng một lần sau đó cho vào máy đánh lông gà vịt, sau 2-3 phút toàn bộ gia cầm đã được làm lông sạch sẽ.

2.2 Dùng núm cao su tự nhiên

Với những núm vặt được làm từ cao su tự nhiên thường sẽ mềm dẻo, dễ uốn cong và có khả năng đàn hồi tốt. Để kiểm tra núm có chất lượng không, bạn có thể uốn cong núm, nếu núm có độ cong nhưng nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu thì bạn có thể yên tâm về độ đàn hồi. Bạn cần lưu ý không chọn những núm cao su quá mềm hoặc được gắn trong lồng vặt quá lỏng lẻo.

Núm cao su máy vặt lông gà tự nhiên

Bên cạnh đó, nếu sau một thời gian sử dụng máy làm lông gà vịt xảy ra tình trạng rách da, dập mỏ,...nhưng trước đây không có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do núm cao su đã bị mòn, lúc này bạn cần thay mới các núm đã cũ để đảm bảo chất lượng thành phẩm.

Nếu sau khi thay núm cao su rồi mà da gà vịt vẫn bị trầy xước thì bạn cần kiểm tra sự phân bố các núm trong lồng vặt có hợp lý hay chưa, hoặc độ dài của các núm vặt quá ngắn hoặc quá dài. 

>>Xem thêm: "5 điều cần biết về núm cao su máy quay lông gà"

2.3 Điều chỉnh hoặc thay dây curoa

Nếu máy nhổ lông vịt của bạn có một trong những biểu hiện sau đây thì cần phải thay dây curoa mới ngay:

– Dây curoa bị dãn, tuột ra khỏi động cơ.

– Máy phát ra tiếng ồn và rung lắc mạnh trong quá trình vặt lông.

– Lồng vặt không quay được do bị đứt dây curoa.

– Lồng vặt quay chậm hoặc máy không hoạt động.

Cách đơn giản nhất để khắc phục những tình trạng trên chính là điều chỉnh lại độ căng của dây curoa hoặc thay mới dây. Sau đây, M5s sẽ hướng dẫn bạn cách căng dây curoa đơn giản nhất:

Hướng dẫn cách thay dây curoa máy vặt lông gà

Bước 1. Ngắt nguồn điện

Bước 2. Đặt nghiêng máy vặt lông gia cầm xuống mặt đất.

Bước 3. Sử dụng tua vít để vặn con ốc xiết ở bên hông máy theo chiều kim đồng hồ đến độ căng thích hợp.

Bước 4. Sau khi đã điều chỉnh xong dây curoa, đặt lại máy trên mặt phẳng và cắm điện cho máy chạy thử. 

Hy vọng với những thông tin bổ ích mà M5s vừa cung cấp sẽ giúp bạn nắm rõ cách xử lý khi sử dụng máy vặt lông gà mà vẫn bị trầy da, dập mỏ. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến dòng máy này hay cần mua các thiết bị công nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sử dụng, hãy liên hệ ngay đến số hotline của Thiết bị M5s để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Bình luận

back top