Rất nhiều khách hàng khi sử dụng máy quay lông gà vịt lần đầu đều phản hồi rằng gia cầm vẫn còn lông, không những vậy còn bị rách da, gãy cánh. Tuy nhiên, vấn đề này lại xuất phát từ việc người dùng sử dụng máy sai cách và các khâu chế biến gà vịt chưa đúng chuẩn.
Trong bài viết này, Thiết bị M5s sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin quan trọng nhất về cách chuẩn bị gà vịt và chi tiết cách vận hành máy vặt lông gia cầm để đảm bảo chất lượng thành phẩm.
>> Xem video sau để thấy được hiệu quả khi sử dụng máy làm lông gia cầm đúng cách
Mục lục [hide]
1. Cách lựa chọn gà vịt phù hợp với máy vặt lông gà
Để giữ cho thành phẩm gia cầm sau khi vặt lông không bị ảnh hưởng đến chất lượng thì khâu chọn gà vịt là tiêu chí quan trọng nhất. Dựa vào kinh nghiệm của nhiều khách hàng đã sử dụng máy vặt lông gà, dưới đây là một số cách chọn gia cầm đúng chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo:
Cách chọn vịt dễ vặt lông:
– Vịt đạt chuẩn sẽ có phần hậu môn nhỏ, mũi to, cứng.
– Ngược lại với gà, vịt trống sẽ ngon hơn vịt mái. Bạn nên lựa chọn vịt mỏ to cứng, da cổ, da bụng dày và có đủ lông cánh.
– Không nên chọn những con vịt chưa có đủ lông cánh vì thịt nhão và nhiều lông con nên khi cho vào máy đánh lông sẽ dễ làm rách da, dập mỏ vì vịt lúc này vẫn còn non.
– Bạn cần kiểm tra cánh vịt xem có bị sưng, nóng, trầy xước không. Nếu đầu cánh của chúng bị đóng vảy hoặc lông cánh bị tả tơi, điều này có thể là dấu hiệu của vịt già. Lông lúc này rất cứng nên việc tuốt lông bằng máy vặt lông gà sẽ rất khó khăn, dễ xảy ra tình trạng rách da.
Cách chọn gà đúng chuẩn:
– Gà nên chọn con còn sống khỏe mạnh, mào đỏ tươi, 2 cánh ép sát mình, mắt có thần.
– Nếu gà vịt có da biến sắc màu thâm đen, hai cánh rũ xuôi, lông xù, phần hậu môn có phân màu lục chứng tỏ chúng có bệnh, người mua không nên chọn loại này để vặt lông.
– Cả hai lỗ mũi phải thông thoáng, không có dịch chảy ra từ lỗ mũi.
– Ba ngón chân trước của gà phải hướng thẳng về phía trước. Kiểm tra phần dưới của bàn chân xem có bị sưng và thô ráp không, nếu có chứng tỏ gà đã già nên thịt sẽ không ngon và rất khó vặt lông.
– Gà mái thường có thịt thơm, mềm và ăn ngon hơn gà trống. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý chọn gà mái trưởng thành, chưa đẻ trứng lứa nào bởi gà mái già thịt sẽ dai, lông cứng hơn nên khi cho vào máy nhổ lông gà vịt sẽ khó tuốt lông.
– Bạn nên chọn những con gà chưa thay lông, những chiếc lông cứng cáp, bóng mượt là những gà đã trưởng thành nên việc làm sạch lông sẽ dễ dàng hơn.
2. Các bước sơ chế gia cầm trước khi vặt bằng máy làm lông gà
Sơ chế gia cầm trước khi cho vào máy đánh lông gà vịt tưởng chừng như đơn giản nhưng đây là công đoạn ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng thành phẩm. Sau đây M5s sẽ hướng bạn cách sơ chế gà vịt đúng chuẩn vặt máy:
- Cắt tiết gia cầm:
- Cắt tiết là bước đầu tiên trong khâu sơ chế. Tuy cắt tiết gà vịt nhìn có vẻ đơn giản nhưng nếu không nắm được những nguyên tắc dưới đây thì sẽ không tránh khỏi những trường hợp dở khóc, dở cười.
- Để cắt tiết bách phát bách trúng thì nguyên tắc đầu tiên chính là chỉ cắt phần da cổ không nên cắt quá sâu hoặc lệch xuống cuống họng sẽ khiến thực quản của gia cầm bị cắt đứt khiến cặn thức ăn phun ra ngoài gây mất vệ sinh.
- Bạn cần dò đúng động mạch ở cổ để cắt bằng cách dùng một con dao thật bén cắt ngay động mạch nhưng hơi lệch sang tai trái của gà vịt khoảng 1cm. Cắt dứt khoát một đường. Nếu tiết chỉ nhỏ giọt chưa phun mạnh thì hãy cắt thêm một đường nữa.
**Lưu ý: Tuyệt đối không cắt tiết ở cổ gà quá sâu, tránh tình trạng gà vịt bị gãy cổ khi vặt bằng máy.
- Sau khi đã lấy hết tiết và chờ cho gia cầm chết hẳn, điều quan trọng bạn cần làm lúc này là nhúng gà vịt vào nước nóng sau đó cho vào máy làm gà để đánh lông ngay lập tức. Nếu để quá lâu, gà sẽ bị cứng khiến quá trình vặt lông khó khăn hơn.
- Để đảm bảo bạn không mất quá nhiều thời gian giữa việc giết và vặt lông, sau đây là một số mẹo:
- Chỉ giết gà vịt đủ số lượng theo năng suất của máy vặt lông gia cầm..
- Đun sẵn nước trước khi giết gà vịt.
- Cách nhúng nước vịt đúng chuẩn:
- Đổ nước sạch, đầy 2/3 nồi lớn.
- Đun nóng nước đến nhiệt độ mong muốn:
+ 50 - 60 độ C: Bỏng nhẹ, da vẫn còn nguyên vẹn và ít ảnh hưởng đến độ mềm của thịt, nhiệt độ này thích hợp để vặt lông gà vịt mùa hè.
+ 60 - 70 độ C: Độ nóng làm gà vịt rụng lông tốt. Đây là mức nhiệt độ lý tưởng để máy làm lông gà có thể đánh sạch lông mà không làm rách da, gãy cánh, dập mỏ. Vào mùa đông, các bạn có thể đun nước hơn 70 độ một chút để hiệu quả làm sạch được tốt hơn.
+ 75 độ C trở lên: Ở mức nhiệt này, da bắt đầu chín và bong ra, có khả năng làm rách da, thịt bị nhão.
- Sau khi gà vịt chảy hết máu, nhúng vào nước nóng.
- Sử dụng một cây gỗ để giữ con gà vịt ngấm đều nước toàn thân trong 40s
- Kiểm tra những chiếc lông đã được trụng kỹ hay chưa bằng cách tuốt thử lông trên phần cánh. Nếu bạn giật mạnh lông nhưng vẫn không nhổ ra được thì hãy nhúng gà lại một lần nữa.
3. Hướng dẫn cách sử dụng máy đánh lông gà vịt chi tiết
Sử dụng máy vặt lông gà sai cách không những khiến máy nhanh xuống cấp mà chất lượng gà vịt sau khi vặt cũng mất đi tính thẩm mỹ, mang lại hiệu quả thấp. Thậm chí có rất nhiều trường hợp khách hàng muốn trả lại máy ngay lần đầu sử dụng vì lông gia cầm còn nham nhở, cổ cánh gãy, mỏ dập.
Vậy nên sử dụng máy sao cho đúng, dưới đây là các bước hướng dẫn vô cùng chi tiết dành cho bạn:
Bước 1. Đặt máy và kiểm tra nguồn điện
- Đầu tiên, bạn cần đảm bảo nguồn điện mình cấp cho máy đã đúng theo thông số kỹ thuật của nhà cung cấp, nhằm tránh tình trạng chập điện, nguy hiểm đến tính mạng. Trong quá trình vặt lông, nước sẽ được bơm liên tục để xả lông ra ngoài do đó để an toàn cho người dùng, ổ cắm điện nên được đặt ở vị trí cao, cách xa vị trí lồng vặt.
- Bên cạnh đó, khi sử dụng máy sẽ có hiện tượng rung lắc do động cơ gây ra. Cho nên, bạn nên đặt máy ở vị trí bằng phẳng, thoáng mát, đặc biệt không bị trũng nước.
>> Xem thêm: Cách phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp ở máy nhổ lông gà
Bước 2: Khởi động máy vặt lông gà
- Sau khi bạn đã thực hiện kiểm tra an toàn trước khi vận hành, đã đến lúc cấp nguồn cho máy bằng cách cắm dây điện vào ổ điện và bật công tắc.
- Động cơ sẽ hoạt động và mâm xoay sẽ bắt đầu quay. Một lưu ý quan trọng là ở thời điểm này bạn không nên cho gà vào lồng vặt mà nên để máy hoạt động trước 10-15s. Đặt gà vào máy vặt lông trước khi máy hoạt động sẽ làm tăng lượng điện năng mà động cơ cần sản xuất, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của máy đi nhanh chóng.
Bước 3. Cho gia cầm vào lồng vặt
Thả gà vịt đã nhúng nước vào khoang vặt lông. Bạn có thể thả một hoặc nhiều con cùng một lúc miễn sao đúng với năng suất của máy. Mây xoay sẽ quay giúp gà ma sát với các núm cao su và loại bỏ lông trong vòng chưa đầy 30 giây.
Bước 4. Cấp nước cho máy
- Nước được cấp vào máy giúp rửa sạch và đẩy toàn bộ lông đã vặt ra ngoài thông qua máng xả.
- Một số máy nhổ lông vịt đi kèm với ống cấp nước. Nước sẽ tự động xả ra trong quá trình máy hoạt động.
- Một cách xả nước khác mà bạn có thể áp dụng đó là dùng vòi xịt trước tiếp vào thành lồng vặt để lông được trôi ra ngoài theo cửa xả.
Bước 5. Lấy gà ra khỏi máy
- Sau khi gà đã trụi lông hoàn toàn, tắt công tắc nguồn của máy và chờ cho đến khi đĩa xoay ngừng quay hẳn thì mới tiến hành lấy gà ra.
- Quy trình làm lông bằng máy quay lông gà khó có thể loại bỏ 100% lông tơ, đặc biệt là ở vịt. Vì vậy bạn cần mang vịt đi nhổ sơ lại để đảm bảo thành phẩm đạt được chất lượng như mong đợi.
Bước 6. Vệ sinh máy
Đây là bước cuối cùng sau khi bạn đã hoàn tất việc vặt lông. Có rất nhiều người không quan tâm đến việc vệ sinh chùi rửa, lâu ngày sẽ khiến máy phát ra mùi hôi khó chịu cũng như tuổi thọ máy cũng giảm đi nhanh chóng do các bộ phận dễ bị gỉ sét, xuống cấp.
Một lưu ý nhỏ ở bước vệ sinh máy đó là bạn chỉ nên vệ sinh phần lồng vặt, tránh trường hợp để nước văng vào động cơ khiến motor hư hỏng hay chập điện.
>>Xem thêm: Liệu máy làm lông gà bị gỉ sét hay không?
Trên đây M5s vừa chia sẻ đến cách bạn cách sử dụng máy vặt lông gà đúng chuẩn và chi tiết nhất. Nếu còn câu hỏi thắc mắc nào khác, hãy gửi về cho Thiết bị M5s theo số hotline hoặc bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất.