Máy vặt lông gà sau một thời gian sử dụng chắc chắn sẽ bị hao mòn, xuống cấp. Tuy nhiên nhiều người dùng vẫn chưa rõ cách nhận biết dẫn đến trường hợp máy bị xài đến hư hỏng nặng. Vậy làm sao để kiểm tra máy nhổ lông gà đã xuống cấp hay chưa? Trong bài viết này M5s sẽ chỉ ra những nguyên nhân và dấu hiệu của máy nhổ lông gà xuống cấp, nhằm giúp bạn nhận biết dễ dàng và có cách thay thế kịp thời.
Mục lục [hide]
1. Nguyên nhân khiến máy quay lông gà giảm tuổi thọ
Không kiểm tra máy trước khi vặt lông
Nguồn điện chập chờn là một trong những nguyên nhân khiến máy giảm tuổi thọ nhanh chóng. Đa số máy nhổ lông vịt siêu sạch hiện nay đều sử dụng nguồn điện 220V vì vậy người dùng cần lưu ý sử dụng đúng điện thế cũng như cần đảm bảo nguồn điện ổn định trong suốt quá trình máy vận hành.
Ngoài ra bạn cần đảm bảo hệ thống nước được cung cấp đầy đủ cho lồng vặt. Kiểm tra bên trong lông vặt để chắc chắn không có vật thể lạ rơi vào, điều này sẽ khiến máy bị kẹt, dễ xảy ra hư hỏng hay nguy hiểm hơn chính là cháy nổ, chập điện.
Nhúng gà vịt vào nước quá nóng
Lý do tiếp theo khiến máy dễ xuống cấp chính là nhúng gà vịt vào nước quá nóng. Nhiều người sẽ nghĩ rằng nhúng gia cầm vào nước sôi ở nhiệt độ cao sẽ giúp máy dễ vặt lông hơn. Tuy nhiên điều này sẽ khiến phần da bị mềm đi từ đó khiến thành phẩm gà vịt bị rách da, dập mỏ.
Bên cạnh đó việc nhúng vào nước quá nóng khi cho vào lồng vặt, các núm cao su gặp nhiệt độ cao sẽ giãn nở quá mức, từ đó khiến núm vặt mềm đi và về lâu dài hiệu quả vặt lông bị giảm sút.
>>Xem thêm: Cách xử lý gà vịt bị trầy da, chập mỏ khi sử dụng máy làm lông gia cầm tại đây
Vặt quá nhiều gà vịt và để máy hoạt động liên tục
Nhiều người thường vặt quá nhiều gà vịt trong một lần vì nghĩ rằng như vậy sẽ tiết kiệm điện và không cần vặt nhiều mẻ. Tuy nhiên trên thực tế lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền của máy do hoạt động quá tải.
Mỗi máy vặt lông gà sẽ có công suất khác nhau, nên tránh trường hợp vặt quá số lượng gia cầm so với quy định, về lâu dài sẽ khiến động cơ máy bị yếu dần, ảnh hưởng đến tuổi thọ máy.
Ngoài ra, khi cho gà vịt vào đánh lông, sau khoảng 30-40 giây khi lông gà đã được làm sạch, bạn cần tắt máy và lấy gà ra ngay, tránh trường hợp để máy vận hành lâu vừa khiến chất lượng thành phẩm bị ảnh hưởng vừa hao tốn điện năng.
Không vệ sinh máy sau khi nhổ lông xong
Đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc máy nhanh hư. Nhiều người chủ quan rằng trong quá trình đánh lông, toàn bộ lông đã theo máng xả trôi hết ra ngoài. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, một lượng nhỏ lông con có thể mắc lại ở các núm cao su bên trong lồng vặt, nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến máy dễ bị rỉ sét, ăn mòn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh không kỹ sẽ khiến máy có mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng gà vịt và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Làm văng nước vào động cơ máy
Đa số người dùng khi vệ sinh máy không chú ý đến việc nước văng vào động cơ. Việc này có thể khiến máy đánh lông vịt bị chập mạch và hỏng motor, về lâu dài máy sẽ hoạt động yếu hơn, tỷ lệ làm sạch lông từ đó giảm sút.
Với những nguyên nhân M5s vừa liệt kê có thể khiến máy quay lông gà bị giảm tuổi thọ nhanh chóng vì vậy bạn nên chú ý vận hành và bảo quản máy đúng cách. Tiếp theo đây M5s sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết các dấu hiệu máy nhổ lông vịt đã xuống cấp, cần được bảo trì sửa chữa kịp thời để tránh những hư hỏng nặng nề hơn cản trở tiến độ công việc.
>>Xem thêm: Các lỗi thường gặp ở máy quay lông gà
2. Dấu hiệu nhận biết máy vặt lông gà xuống cấp
2.1 Các bộ phận của máy làm lông gà thường xuyên bị hư hỏng
Nếu máy vặt lông gia cầm nhà bạn xuất hiện các vấn đề như: máy không hoạt động dù nguồn điện và nước ổn định, máy phát tiếng kêu to, khung máy bị gỉ sét, móp méo,...thì có thể thiết bị đã xuống cấp trầm trọng, cần được kiểm tra để kịp thời sửa chữa.
Cụ thể:
– Khi vặt lông, máy rung lắc và kêu to, nguyên nhân xuất phát từ phần chân đế đứng không vững bị gỉ sét do tiếp xúc lâu ngày với nước, hoặc do không được đặt ở vị trí bằng phẳng.
– Trục xoay bị gãy khiến mâm xoay không quay được. Trục xoay là bộ phận kết nối lồng vặt với buli để lồng vặt được vận hành ổn định. Nguyên nhân khiến trục máy bị gãy có thể do bị gỉ sét, lông bị kẹt.
– Phần khung máy bị gỉ sét nặng nề, bị móp méo không còn sáng bóng như trước kia nữa do thường xuyên tiếp xúc với nước.
Tần suất thay linh kiện cho các bộ phận thường xuyên, điều này chứng tỏ máy đã quá hạn sử dụng. Vì vậy, việc bỏ tiền ra thay linh kiện sẽ gây lãng phí nhưng tình trạng hư hỏng vẫn tiếp tục tái diễn như thường.
2.2 Máy vặt lông gia cầm hoạt động không ổn định
Nếu máy nhổ lông gà bạn đang sử dụng có dấu hiệu đột ngột dừng trong quá trình đánh lông thì rất có thể máy đã xuống cấp, các bộ phận bên trong máy đã hư hỏng và cần thay thế máy mới.
Điều đầu tiên là bạn nên kiểm tra tra mọi lại ổ cắm hoặc nguồn điện. Trường hợp nếu đã chắc chắn nguồn điện ổn định vậy lỗi là do động cơ máy gặp vấn đề. Nếu như motor có dấu hiệu chạy yếu, tự động ngừng chạy thì lúc này bạn không nên tự ý tháo sửa chữa, tránh tình trạng máy hỏng càng thêm hỏng.
Hãy gọi ngay cho nhân viên kỹ thuật tại nơi mua máy để được hỗ trợ sửa chữa kịp thời. Sau vài lần như vậy, nếu tình trạng này vẫn còn, có lẽ bạn cần phải đầu tư một máy vặt lông gà mới.
Đặc biệt, trường hợp hóa đơn tiền điện nhà bạn đột nhiên tăng vọt, chiếc máy làm lông gà cũ có thể là thủ phạm. Thường những chiếc máy càng cũ thì tỉ lệ hao tốn điện năng sẽ càng nhiều. Bên cạnh đó, động cơ yếu nên cần sử dụng nhiều nước hơn để đẩy lông cũng sẽ làm phát sinh thêm những chi phí không đáng có.
Cho nên, so với việc bỏ tiền sửa chữa và sử dụng một chiếc máy đã quá cũ, bạn nên mua một chiếc máy mới để tiết kiệm chi phí, công sức cũng như đảm bảo năng xuất và hiệu quả làm việc.
2.3 Hiệu quả làm sạch lông gia cầm thấp
Máy đánh lông gà hoạt động hiệu quả khi có tỷ lệ làm sạch lông cao, trung bình 95% ở gà và 85% ở vịt. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng khả năng làm sạch bị giảm dần, sau khi vặt xong phải dùng tay để nhổ lại rất mất thời gian. Lúc này, bạn nên xem lại hiệu suất của máy so với thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra. Nếu chênh lệch quá lớn, thì chứng tỏ máy đã đến lúc cần thay.
Bình thường chỉ cần 30-40 giây là máy có thể vặt xong số lượng gà vịt thì bây giờ lại cần đến 2-3 phút tuy nhiên tỷ lệ sạch cũng không được như mong đợi.
Trên đây là 3 dấu hiệu cảnh báo máy vặt lông gà nhà bạn có thể đã xuống cấp. Những chiếc máy cũ chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng các dòng máy mới và có khả năng gặp phải nhiều sự cố hơn. Bạn nên kiểm tra và thay mới kịp thời để tránh những rủi ro không mong muốn. Nếu bạn quan tâm đến các dòng máy nhổ lông vịt siêu sạch, bền, giá tốt thì hãy liên hệ ngay M5s để được tư vấn nhé!