Trong bài viết này, Thiết bị M5s sẽ điểm qua 8 lỗi thường gặp ở máy dập cốc và cách khắc phục đơn giản tại nhà để giúp bạn không phải mất thời gian mang máy đi sửa chữa gây cản trở công việc kinh doanh. Nếu máy dập nắp cốc của bạn xảy ra những lỗi như màng nhựa không dinh với miệng cốc, máy dập ly gặp lỗi nguồn hoặc màn hình báo lỗi E,...thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
*Lưu ý: Những chia sẻ dưới đây được tham khảo từ đội ngũ nhân viên kỹ thuật của M5s có kinh nghiệm lâu năm trong sửa chữa máy dập nắp cốc cho khách hàng. Trong trường hợp máy của bạn xảy ra hư hỏng nặng hơn thì vui lòng liên hệ nhân viên kỹ thuật để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Mục lục [hide]
- 1. Màng ép ly nhựa không dính với miệng cốc
- 2. Miệng cốc bị biến dạng sau khi dập
- 3. Lớp keo dễ bị bong tróc, không dính
- 4. Máy dập nắp cốc báo lỗi khi đang hoạt động
- 5. Máy dập cốc nhựa gặp lỗi nguồn
- 6. Mắt đọc điện tử của máy dập nắp bị hỏng
- 7. Ly nhựa bị dính chặt vào khuôn của máy ép miệng cốc
- 8. Máy dập cốc hiển thị lỗi trên bảng điều khiển
- 1. Lỗi E00: Lỗi cảm biến mâm nhiệt
- 2. Lỗi E02: Lỗi dây dẫn điện mâm nhiệt
- 3. Lỗi E02: Lỗi mâm nhiệt hoặc motor không tiếp điện
- 4. Lỗi E03: Lỗi công tắc hành trình của khay đẩy
- 5. Lỗi E04: Lỗi mắt đọc không nhận được màng
- 6. Lỗi E05: Lỗi công tắc hành trình của khay đẩy
- 7. Lỗi E06: Lỗi động cơ quay cuộn màng
- 8. Lỗi E07: Lỗi nút dừng khẩn cấp bị chập hoặc ly quá cao
- 9. Lỗi E11: Lỗi nhiệt độ tăng cao đột ngột
1. Màng ép ly nhựa không dính với miệng cốc
Một máy ép nắp ly hoạt động hiệu quả là khi cốc được dán miệng ly chắc chắn, nắp ly không bị hở. Bạn có thể tham khảo quá trình đóng nắp ly bằng máy dập nắp ly siêu chắn chắn dưới đây.
>>Xem video: Test máy dập cốc tự cuộn màng Eton siêu nhanh, chắc chắn
Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng sau khi dập màng ép nhựa lại không dính với miệng cốc, đây là lỗi khá phổ biến do máy ép ly trà sữa không được cấp đủ nhiệt độ. Nguyên nhân có thể do nhiệt độ chưa phù hợp hoặc điện trở nhiệt bị cháy.
Cách khắc phục:
- Sau khi bật máy, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp sau đó chờ trong 5-10 phút cho đến khi đèn tín hiệu trên bảng điều khiển chuyển từ màu xanh lá sang màu đỏ để mâm nhiệt đạt đến nhiệt độ đã cài đặt. Lúc này bạn mới có thể dập nắp cốc.
- Hoặc thay mâm nhiệt mới.
2. Miệng cốc bị biến dạng sau khi dập
Nguyên nhân chính do lỗi ở người dùng ép cuộn màng trong thời gian quá lâu ở nhiệt độ cao. Thông thường, thời gian ép miệng ly chỉ mất khoảng 2-3s và nhiệt độ tiêu chuẩn từ 160-170 độ C.
Cách khắc phục:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy ép ly trước khi sử dụng
- Giảm nhiệt độ mâm nhiệt phù hợp với chất liệu ly cốc và bạn chỉ nên ép màng ly trong 2-3s:
+ Đối với ly nhựa: 155-165 độ C
+ Đối với ly giấy: 170-175 độ C
3. Lớp keo dễ bị bong tróc, không dính
Máy dập cốc sau khi sử dụng một thời gian sẽ thường xảy ra hiện tượng lớp keo nhựa bị bong tróc, dán không dính vào miệng ly. Nguyên nhân của sự cố này có thể do mâm nhiệt bị giảm nhiệt độ sau khoảng thời gian vận hành máy hoặc do mâm nhiệt không được vệ sinh thường xuyên khiến lớp keo bị dính chặt vào đó.
Cách khắc phục: Vệ sinh, lau chùi máy (đặc biệt là bộ phận mâm dập). Hoặc thay mâm nhiệt mới.
4. Máy dập nắp cốc báo lỗi khi đang hoạt động
Biểu hiện của lỗi này chính là máy đóng nắp ly đột ngột báo lỗi khi đang hoạt động. Nguyên nhân là do khách hàng vô tình chạm vào thanh chắn sắt hoặc nhấn phải nút reset của máy.
Cách khắc phục: Bạn không cần quá lo lắng lỗi này, bạn chỉ cần tắt máy và khởi động lại hoặc di chuyển lại vị trí thanh chắn sắt về vị trí ban đầu là máy có thể hoạt động bình thường.
5. Máy dập cốc nhựa gặp lỗi nguồn
Đây là lỗi khá nghiêm trọng ở máy dập nắp ly. Nguyên nhân có thể do bộ phận main trong mạch điện bị hỏng, motor máy có vấn đề hoặc do không sử dụng đúng điện áp theo tiêu chuẩn.
Cách khắc phục:
- Sử dụng đúng điện áp tiêu chuẩn 220V/50Hz và kiểm tra xem ổ điện có cấp đủ công suất Ampe để máy hoạt động hay không.
- Nếu lỗi không do điện áp thì nên liên hệ với nhân viên kỹ thuật để kiểm tra, thay thế các bộ phận bị hư hỏng.
6. Mắt đọc điện tử của máy dập nắp bị hỏng
Mắt đọc hay còn gọi là cảm biến, đây là bộ phận có ở các dòng máy dập nắp ly tự động và bán tự động, với tác dụng nhận biết và cuộn màng ép nhựa để dán miệng cốc.
Nguyên nhân mắt đọc không nhận được tín hiệu có thể do:
- Màng ép ly bị lệch ra 2 khe của cảm biến.
- Đèn tín hiệu trên mắt thần luôn sáng hay bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh màng dập cốc vào giữa 2 khe của mắt đọc
- Dùng tua vít vặn con ốc trên mắt đọc để điều chỉnh lại tín hiệu đèn.
7. Ly nhựa bị dính chặt vào khuôn của máy ép miệng cốc
Tương tự như lỗi màng nhựa dễ bị bong tróc, mỗi khi dập cốc thì ly nhựa sẽ bị dính chặt vào khuôn máy. Nguyên nhân có thể do bạn set nhiệt độ quá cao khiến ly bị chảy và dính vào khuôn. Để xử lý vấn đề này, bạn chỉ cần giảm bớt nhiệt độ và vệ sinh máy sạch sẽ, đặc biệt là khuôn và mâm nhiệt để loại bỏ lớp nhựa bám trên bề mặt của khuôn.
>>Tham khảo thêm: 8 sai lầm làm giảm tuổi thọ máy dập cốc bạn nên tránh để sử dụng máy hiệu quả, lâu bền hơn
8. Máy dập cốc hiển thị lỗi trên bảng điều khiển
1. Lỗi E00: Lỗi cảm biến mâm nhiệt
Nguyên nhân:
- Dây của cảm biến nhiệt bị đứt hoặc đoản mạch
- Cảm biến nhiệt bị chập
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại dây nối nếu bị tuột hoặc đứt
- Thay cảm biến mới
2. Lỗi E02: Lỗi dây dẫn điện mâm nhiệt
Nguyên nhân:
- Dây dẫn điện của mâm nhiệt bị đứt
- Board mạch bị lỗi hay hỏng bộ phận điều khiển mâm nhiệt
Cách khắc phục:
- Nối lại dây dẫn điện của mâm nhiệt
- Dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra mâm nhiệt còn hoạt động không:
+ Nếu còn hoạt động, tiếp tục kiểm tra board mạch chủ và gọi nhân viên kỹ thuật đến xử lý.
+ Trường hợp mâm nhiệt bị hỏng thì cần thay mới.
3. Lỗi E02: Lỗi mâm nhiệt hoặc motor không tiếp điện
Nguyên nhân:
- Công tắc nâng lên, hạ xuống của mâm nhiệt hoạt động không chuẩn hoặc dây điện của công tắc nâng hạ bị đứt
- Motor không được tiếp điện
- Rơ le điều khiển bị hỏng
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại dây dẫn cho motor và công tắc nâng hạ.
- Kiểm tra lại board mạch chủ và gọi nhân viên kỹ thuật đến xử lý
4. Lỗi E03: Lỗi công tắc hành trình của khay đẩy
Nguyên nhân:
- Khay đẩy đẩy ra và nháy lỗi
- Khay đẩy đẩy ra nhưng rất chậm và yếu
- Khay đẩy đẩy vào nhưng vẫn báo lỗi
Cách khắc phục:
- Kiểm tra công tắc hành trình ở dưới máy
- Kiểm tra dây dẫn đến khay có bị đứt không.
- Kiểm tra motor và phần điện cung cấp cho motor
- Kiểm tra công tắc hành trình, sau đó dùng kìm kẹp bẻ công tắc hành trình cong lên một tí
- Vệ sinh máng trượt để khay đẩy hoạt động trơn tru
5. Lỗi E04: Lỗi mắt đọc không nhận được màng
Nguyên nhân:
- Cuộn màng không được lắp vào vị trí mắt nhận
- Đèn của mắt đọc có vấn đề
- Cuộn màng ở trên không quay hoặc quay ngược
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh lại cuộn màng vào giữa 2 khe của mắt thần
- Điều chỉnh lại độ nhạy của mắt đọc bằng cách dùng tua vít vặn con ốc trên mắt đọc để điều chỉnh lại tín hiệu đèn.
- Kiểm tra phần motor của cuộn màng xem có bị đứt dây điện không
6. Lỗi E05: Lỗi công tắc hành trình của khay đẩy
Nguyên nhân:
Khay đẩy đẩy vào nhưng vẫn báo lỗi
Cách khắc phục:
- Kiểm tra công tắc hành trình, sau đó dùng kìm kẹp bẻ công tắc hành trình cong lên một tí
- Vệ sinh máng trượt để khay đẩy hoạt động trơn tru
7. Lỗi E06: Lỗi động cơ quay cuộn màng
Nguyên nhân:
- Motor không được tiếp điện
- Rơ le điều khiển bị hỏng
Cách khắc phục:
Kiểm tra lại board mạch chủ và gọi nhân viên kỹ thuật đến xử lý
8. Lỗi E07: Lỗi nút dừng khẩn cấp bị chập hoặc ly quá cao
Nguyên nhân:
- Công tắc hành trình bị kẹt ở trong
- Line mạch điều khiển công tắc trên board mạch bị chập
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại công tắc hành trình và dây dẫn điện xem có bị hỏng không.
- Nếu lỗi do board mạch chủ thì cần gọi nhân viên kỹ thuật đến xử lý.
9. Lỗi E11: Lỗi nhiệt độ tăng cao đột ngột
Nguyên nhân:
- Cài đặt nhiệt độ quá cao
- Rơ le điều khiển mâm nhiệt bị lỗi
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh lại nhiệt độ phù hợp (160-170 độ C)
- Thay rơ le điều khiển mâm nhiệt mới
Tổng kết:
Trên đây là cách khắc phục sự cố máy dập cốc bị lỗi mà người dùng thường gặp phải. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn. Nếu còn câu hỏi thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với Thiết bị M5s để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!