Một số người sử dụng máy tời lần đầu tiên chắc chắn sẽ thắc mắc chi tiết cách đi cáp đơn, cáp đôi cho tời điện như thế nào? Khi đi cáp đơn và cáp đôi cho tời bạn sẽ cần chuẩn bị những dụng cụ gì? Hãy cùng Thiết bị M5s tìm hiểu ngay ở nội dung dưới đây nhé.
Mục lục [hide]
1. Đi cáp đơn là gì? Đi cáp đôi là gì?
Cáp đơn là một sợi cáp mặc định của máy tời thòng xuống. Máy đã được quấn cáp vào tang sẽ được liên kết với móc cẩu có khóa, móc cẩu này có thể dùng để trực tiếp móc vật (tải) trong quá trình nâng hạ - đây là tời đã được mặc định đi cáp đơn. Khi nâng hạ hàng hóa cáp sẽ lên xuống 1 đường cáp.
>>Xem video: [Hướng dẫn chi tiết] Lắp cáp đơn - cáp đôi cho máy tời điện
Cáp đôi là sợi dây cáp được luồng qua puly và được gắn cố định đầu lên trên cái vòng. Việc đi cáp đôi cho tời cũng rất đơn giản, chúng ta cho cáp luồn qua 1 puly, buộc đầu cáp vào thanh treo của tời và sử dụng. Khi vận hành 2 dây cáp sẽ chạy song song nhau.
>>Xem thêm bài viết liên quan: Tời điện là gì? Phân biệt các loại máy tời hiện nay
2. Khi nào đi cáp đơn, cáp đôi cho máy tời đa năng?
Đi móc đơn giúp tời điện nâng hạ tối đa 50% tải trọng định mức. Với cách đi cáp đơn, tốc độ nâng hạ và chiều cao nâng hạ đạt mức tối đa.
So với cáp đơn, cách đi cáp đôi sẽ giúp máy tời đa năng nâng hạ được 100% tải trọng định mức. Tuy nhiên, nhược điểm là tốc độ và chiều cao nâng hạ chỉ bằng một nửa so với cách đi cáp đơn.
Ví dụ:
Với model Máy tời nhanh mini 100 - 200kg 20m/p Stronger sẽ có các thông số sau:
- Tải trọng thực: 100 - 200kg
- Chiều cao nâng hạ: 20m/cáp đơn; 10m/cáp đôi
- Tốc độ nâng hạ: 20m/phút/100kg; 10m/phút/200kg
Như vậy khi đi móc đơn, tời sẽ có khả năng nâng hạ tối đa 100kg, với tốc độ 20m/phút, trong giới hạn độ cao 20m.
Khi đi móc đôi, tời mini này sẽ có khả năng nâng hạ tối đa 200kg, với tốc độ 10m/phút, trong giới hạn độ cao 10m.
Lưu ý: Trên thực tế máy tời điện chỉ có khả năng nâng được 70% so với tải trọng định mức nên khách hàng cần lưu ý chọn mua sản phẩm dư tải trọng để đảm bảo hiệu suất hoạt động.
>>xem video: CÓ NÊN DÙNG TỜI ĐIỆN MINI TZF CÓ TỐC ĐỘ KÉO 20m/p?
3. Hướng dẫn cách đi cáp đơn, cáp đôi cho tời điện đa năng
Cách đi cáp đơn, cáp đôi cho máy tời đa năng vô cùng đơn giản được thực hiện theo quy trình như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ đi cáp cho máy
Để đi móc đơn và móc đôi cho tời, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Tời điện kèm theo móc cẩu puly
- Cờ lê 14; 17
- Tua vít
- Kìm
Cách đi cáp đơn
Thông thường khi mua máy tời nhà sản xuất đã mặc định đi móc đơn cho thiết bị. Cụ thể: Cáp tải đã được quấn vào bộ phận tang cuốn và liên kết với móc cẩu có khóa. Vậy nên bạn chỉ cần lắp đặt tời treo lên thanh dầm hoặc cáp treo là có thể sử dụng được.
>>Xem thêm: Máy tời điện tiêu chuẩn Đức là gì? Nên mua hay không? Tại đây
Cách đi cáp đôi
Cách đi móc đôi cho máy tời đa năng chỉ khác một chút so với đi cáp đơn. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Dùng móc tải cố định để móc vào lỗ chờ trên phần thân tời.
- Bước 2: Tháo ốc của cẩu puly bằng cách dùng cờ lê 14 để giữ đinh và dùng cờ lê 17 để vặn con ốc ra.
- Sau đó dùng kìm cố định đinh vít và dùng tua vít tháo 2 đinh ốc vít ra.
- Bước 3: Lắp puly vào cáp tải để làm móc nâng hạ hàng hóa chính cho tời điện
- Bước 4: Vặn ốc và đinh vít lại như ban đầu.
4. Một số lưu ý chung khi lắp đặt và sử dụng máy tời
Để đảm bảo vận hành thiết bị tời chạy trên dầm an toàn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Môi trường làm việc của tời điện không thuộc 1 trong các điều kiện môi trường sau đây: Môi trường axit hoặc kiềm, có tính ăn mòn cao; sử dụng tời trong môi trường hóa chất dễ gây cháy nổ, nhiều khói bụi; môi trường ẩm ướt, độ ẩm không khí cao.
- An toàn về điện
- Kết nối điện: Để tránh dây điện bị mắc vào tang cuốn cáp khi làm việc, bạn nên cố định dây điện lại dọc theo khung dầm, không để dây điện bị xà xuống rất nguy hiểm.
- Nếu nguồn điện quá xa vị trí treo máy tời để nâng hạ hàng hóa, bạn có thể yêu cầu nhân viên kỹ thuật nối dài thêm dây điện. Lưu ý nên sử dụng dây điện có tiết diện 2mm2 - 3,5mm2 để đảm bảo điện áp ổn định và tránh tình trạng điện áp giảm đột ngột trong quá trình sử dụng.
- Đảm bảo cấp nguồn điện ổn định và có công suất phù hợp.
- Kiểm tra trước khi vận hành
- Kiểm tra hoạt động của các bộ phận thiết yếu như cáp thép, phanh, tay cầm điều khiển...
- Chắc chắn cáp thép không có 1 trong các khiếm khuyết sau: xoắn, biến dạng, bị ăn mòn quá mức nếu có cần thay dây cáp trước khi sử dụng.
- Vận hành tời
- Cho máy tời vận hành lên xuống mà không móc hàng hóa để có thể xác định hiệu quả của phanh xem đã đạt chuẩn an toàn chưa.
- Trong khi vận hành tời điện bạn cần lưu ý những điều sau: nâng hạ đúng tải trọng cho phép; không đứng dưới khu vực tời đang nâng hạ; gia cố hàng hóa chắc chắn trước khi nâng hạ.
Bảo dưỡng
- Vệ sinh máy ngay sau khi dùng xong. Dùng khăn khô để lau sạch bụi bẩn, cẩn thận hơn bạn có thể thấm khăn vào dầu hỏa để lau sạch tời. Sau khi vệ sinh xong, bạn cần bảo quản tời trong hộp hoặc trên kệ tủ nơi khô ráo.
- Bảo dưỡng định kỳ: kiểm tra tình trạng và tra dầu mỡ cho các bộ phận cáp, phanh, hộp số, móc định kỳ 3-6 tháng/lần, thường xuyên kiểm tra dây cáp và thay mới trong trường hợp dây cáp tải bị đứt gãy từ 6 sợi trong 1 bước bện.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách đi cáp đơn, cáp đôi cho tời điện tại nhà. Nhìn chung, cách đi cáp đôi, cáp đơn cho máy tời rất đơn giản, chỉ cần làm theo hướng dẫn như trên. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, quý khách hãy liên hệ với Thiết bị M5s để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng, chi tiết nhé!