Cách phân biệt inox cho máy hàn miệng túi liên tục

Lượt xem: 34

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại inox với đa dạng chủng loại và công dụng khác nhau. Để giúp bạn phân biệt rõ các loại inox của máy hàn miệng túi liên tục khi lựa chọn mua máy, cùng Thiết bị M5s tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Inox là gì?

Inox hay còn gọi là thép không gỉ là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% crom. Nó ít bị biến đổi màu hoặc bị ăn mòn gỉ sét như các loại thép thông thường khác.

Thép không gỉ có khả năng chống sự ăn mòn oxy hóa rất cao. Tuy nhiên, sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật phù hợp để chúng có thể phát huy hết ưu điểm là điều rất quan trọng.

Ngày nay trong các lĩnh vực máy móc đóng gói như máy ép miệng túi thì inox cũng được sử dụng rộng rãi để bảo quản thực phẩm với khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Máy hàn miệng túi liên tục vỏ inox

2. Các loại inox phổ biến trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại inox như: 200, 201, 202, 301, 304. Các chủng loại thép không gỉ này này có sự khác nhau về thành phần cấu tạo do đó về chất lượng, độ bền, độ sáng bóng cũng khác nhau. Cụ thể đặc điểm của từng loại inox được nêu rõ dưới đây:

2.1 Inox 200

Inox 200 là loại thép không nhiễm từ, chứa 17% Crôm, 4% Niken và 7% Mangan. Hiện nay, thép không gỉ 200 có thể sử dụng để tạo ra nhiều loại sản phẩm, vật dụng làm từ inox, bao gồm cả tấm thép không gỉ.

Đặc điểm:

  • Do hàm lượng Crom và Niken ít nên inox 200 có khả năng chống mòn kém khi gặp độ ẩm cao.
  • Thép không gỉ 200 chịu được khả năng định dạng thấp hơn (độ dẻo) hơn dòng inox 300, mặc dù điều này có thể được cải thiện khi bổ sung đồng.

Nhược điểm:

  • Độ bền và khả năng chống mài mòn oxy hóa thấp nhất trong tất cả các dòng inox nên tuổi thọ của các sản phẩm làm từ inox 200 thường không cao nên giá thành rẻ hơn các loại inox 201, 304 .
  • Do chứa nhiều sắt và tạp chất nên lúc đầu sẽ có vẻ ngoài sáng, bóng loáng nhưng trong quá trình sử dụng thì xỉn màu dần. Dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với nước và các loại gia vị, độ bền tương đối thấp, không an toàn.

Ứng dụng: Dùng làm các vật dụng ít tiếp xúc với nước, thường được ứng dụng sản xuất các sản phẩm linh kiện hay các sản phẩm về nhiệt, linh kiện điện tử và bếp ga, máy giặt,...

2.2 Inox 201

Là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong dân dụng bởi thuộc loại vật liệu dễ gia công vì tính định hình tốt, khả năng chống ăn mòn, khả năng chịu nhiệt. Trong thành phần chứa 18% Crom và 8% Niken, còn lại là sắt và các thành phần khác.

Đặc điểm:

  • Inox 201 được chế tạo ra sau inox 430 và inox 304 vì vậy có độ bền, khả năng chống mài mòn nằm ở khoảng giữa inox 430 và 304, tốt hơn 430 nhưng lại đứng sau 304. Bề mặt có độ sáng bóng giống inox 304.
  • Đặc biệt, thép không gỉ loại 201 không bị nhiễm từ vì vậy sử dụng được lâu bền. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hoặc muối.
  • Giá thành không quá cao, an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

Nhược điểm:

Do tỷ lệ Niken trong thành phần thấp hơn nên dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với axit và muối, cầm nhẹ tay. Nếu thép không được bảo quản cẩn thận thì những vật dụng có thể xuất hiện vết gỉ sét nhỏ li ti trên bề mặt.

Ứng dụng: Được sử dụng phổ biến nhất trong dân dụng như các sản phẩm bàn, ghế inox, thau, chậu inox, các máy móc đóng gói máy hàn miệng túi, máy hút chân không,...)

>>Xem thêm: Các sản phẩm về máy hàn miệng túi liên tục tại: https://www.thietbim5s.vn/may-han-mieng-tui-lien-tuc.html

Ứng dụng các loại inox

2.3 Inox 202

Inox 202 có các đặc tính tương tự như inox 201, được sử dụng chủ yếu ở môi trường nhiệt độ thấp, trong thành phần chứa 17% Crom, 4-6% Niken và các thành phần khác như sắt, mangan, silicon…

Đặc điểm:

  • Inox 202 có tính nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố. 
  • Cách phân biệt đơn giản là dùng nam châm, inox 202 không hút được nam châm hoặc nếu hút cũng rất nhẹ

Nhược điểm:

  • Có khả năng chống ăn mòn thấp, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ bị môi trường bên ngoài tác động dẫn đến tình trạng hoen ố và rỉ hơn khi so sánh với những loại inox khác đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. 
  • Hàm lượng Mangan khá nhiều, đây là một nguyên tố khá độc, trong điều kiện nhiệt độ cao có thể giải phóng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy không nên sử dụng chất liệu này để làm dụng cụ nấu nướng.

Ứng dụng: Mặc dù có tính chống gỉ thấp nhưng bù lại giá thành inox 202 rẻ và độ bền cao với thời gian. Vì vậy mà chất liệu này được sử dụng trong kiến trúc nhà như cửa sổ, cổng, cổng rào…

2.4 Inox 301

Thép không gỉ 301 thường được cung cấp dưới dạng dải và dây, có khả năng duy trì đủ độ dẻo, độ cứng và độ đàn hồi với thành phần 17% Crom và Niken 7% dùng để sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.

Đặc điểm: Với đặc điểm nổi bật nhất như khả năng chống ăn mòn tuyệt vời khi tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau, khả năng chịu nhiệt độ cao nên người dùng có thể yên tâm khi lưu trữ chất lỏng như nước và có tính thẩm mỹ cao. 

Nhược điểm

  • Inox 301 có xu hướng chống ăn mòn ít hơn một chút so với inox 304 vì hợp kim 301 có hàm lượng crôm thấp hơn và hàm lượng carbon cao hơn.
  • Giá thành khá cao.
  • Ứng dụng: Inox 301 được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quảng cáo, trang trí nội thất cho nhà phố, cửa hàng, showroom, khách sạn,…Đồ gia dụng như bát đĩa, bồn rửa tay…

2.5 Inox 304

Inox 304 là loại thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất và được người tiêu dùng ưa dùng nhất trên thị trường hiện nay. Thành phần gồm 18% Crom và 10% Niken, đây là loại inox không nhiễm từ nên khi dùng nam châm không gây ra lực hút như các loại kim loại thông thường.

Đặc điểm:

  • Inox 304 được ưa chuộng bởi khả năng chống ăn mòn vượt trội, luôn bền đẹp, sáng bóng, chống chịu tốt trong mọi môi trường. 
  • Đặc biệt những sản phẩm làm từ inox 304 rất an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, không ảnh hưởng sức khỏe con người dùng.

Nhược điểm:

  • Những sản phẩm làm từ inox 304 có giá thành khá cao.
  • Ứng dụng: Inox 304 được sử dụng khá phổ biến trong chế tạo các thiết bị y tế vì những đặc tính cao cấp của nó. 

Máy hàn miệng túi liên tục FRB-770i inox

3. Máy hàn miệng túi liên tục sử dụng loại inox gì?

- Ngày nay việc sử dụng inox làm vật liệu sản xuất cho máy hàn miệng túi liên tục rất phổ biến vì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ dàng vệ sinh và sử dụng được bền bỉ theo thời gian.

- Đối với sản phẩm máy hàn miệng túi liên tục, chất liệu Inox 201 rất được ưa chuộng bởi có nhiều ưu điểm như bề mặt sáng bóng, độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và chống gỉ sét tốt.

- Ngoài ra chất liệu inox 201 có giá thành không quá cao như inox 301 và 304 nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng giúp khách hàng giảm bớt chi phí đầu tư máy.

- Vì thế trong các loại inox vừa nêu bên trên thì inox 201 phù hợp hơn hẳn so với những loại inox khác hiện có trên thị trường. 

- Tuy nhiên hiện nay một số cơ sở cung cấp máy hàn miệng túi liên tục làm từ chất liệu thép kém chất lượng nhưng lại gắn mác là thép không gỉ 201 có khả năng chống mòn cao. Có thể những sản phẩm máy hàn bao bì này làm từ vật liệu inox 200 vốn là loại thép có tính ăn mòn nhanh, sau một thời gian sử dụng máy sẽ mau bị hoen gỉ, xỉn màu.

Xem thêmHướng dẫn cách sử dụng máy hàn miệng túi liên tục từ A-Z

► Vậy làm sao để phân biệt được loại inox kém chất lượng và chất lượng cho máy hàn túi? Mời xem ngay video M5s đã thực hiện hướng dẫn cách nhận biết chi tiết bên dưới.

>>XEM VIDEO: Cách phân biệt INOX (200, 201, 202, 301, 304) cho máy hàn túi liên tục


Việc lựa chọn máy hàn miệng túi tùy thuộc vào điều kiện chi phí đầu tư, hãy lựa chọn những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhất.

Đối với máy hàn miệng túi liên tục được Thiết bị M5s nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài có chất liệu inox 201 chống gỉ sét, độ bền cao vì thế người tiêu dùng có thể yên tâm chọn mua sản phẩm tại M5s.

>>Xem thêmTop 5 máy hàn miệng túi được ưa chuộng nhất hiện nay

4. Cách phân biệt các loại inox cho máy ép miệng túi liên tục

Trên thực tế, bạn rất khó phân biệt chất liệu của máy ép miệng túi liên tục bằng mắt thường. Sau đây là 2 cách nhận biết các loại inox phổ biến nhưng hiệu quả cao mà bạn có thể áp dụng:

4.1  Sử dụng nam châm

Sử dụng lực hút của nam châm từ đó chúng ta có thể phân biệt các loại inox. Trong trường hợp máy hàn miệng bao bì có lực hút nam châm rất nhẹ thì chính là inox 201 hoặc 202. Nếu lực hút nam châm rất mạnh thì chính xác là inox 430. Ngược là với inox 304 thì lực hút hầu như không có. Tuy nhiên, việc sử dụng nam châm để phân biệt các loại inox thường không chính xác. Bởi trong quá trình gia công sản xuất, inox 304 vẫn có khả năng bị nhiễm từ. Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn nên sử dụng thuốc thử.

4.2 Dùng thuốc thử

Chúng ta có thể thử bằng dung dịch thử inox có bán ở các cửa hàng chuyên dùng lên máy dập túi. Cách sử dụng dung dịch thuốc thử để phân biệt các loại inox cực kỳ đơn giản: 

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt máy hàn bao bì cần thử. 
  • Bước 2: Nhỏ dung dịch thử lên và quan sát sự biến đổi màu của giọt dung dịch. Inox 304 
  • Đối với thuốc thử thì inox 201 dung dịch sẽ chuyển qua màu đỏ gạch, inox 304 rất khó đổi màu dung dịch và quá trình đổi màu cũng chậm hơn nhiều.

Thuốc thử inox

Lưu ý: Làm sạch bề mặt máy ép miệng túi liên tục hoặc nếu có lớp mạ thì phải cạo bỏ lớp mạ để dung dịch có thể tiếp xúc trực tiếp với bề mặt inox sẽ cho kết quả chính xác nhất và thời gian quan sát thuốc thử tối đa là 3 phút.


Trên đây là những chia sẻ của Thiết bị M5s về các loại inox phổ biến và cách phân biệt chất liệu inox trên máy hàn miệng túi liên tục. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu mua máy dập miệng túi liên tục hãy liên hệ với Thiết bị M5s nhé!
 

Bình luận

back top