Bạn mới bắt đầu làm bánh và cảm thấy việc sử dụng máy nhào bột quá phức tạp? Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ mang đến giải pháp cho bạn ngay hôm nay.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy trộn bột cho gia đình một cách dễ hiểu và chi tiết nhất, giúp bạn tự tin thực hiện những công thức làm bánh yêu thích ngay tại nhà.
Mục lục [hide]
1. Các bước sử dụng máy trộn bột gia đình hiệu quả, chi tiết nhất
Bước 1: Kiểm tra các bộ phận máy và đầu vào điện
- Khi mua máy về, bạn nên kiểm tra xem các phụ kiện đi kèm có đầy đủ hay không trước khi tiến hành lắp đặt và sử dụng.
- Kiểm tra kỹ thông số của máy trộn bột xem bạn đã sử dụng đúng nguồn điện chưa, thông thường sẽ là 220V/50Hz.
Trên thị trường, các dòng máy nhào bột gia đình sẽ gồm 2 dạng phích cắm là 2 lỗ và 3 lỗ. Bạn nên xem và trang bị loại ổ cắm phù hợp để tránh gián đoạn quá trình sử dụng.
Bước 2: Lắp đặt cối trộn và đầu đánh vào đúng vị trí
- Bạn nâng càng trộn lên để tạo khoảng trống, sau đó đặt cối trộn vào máy. Đảm bảo rằng cối được lắp khớp hoàn toàn với thân máy. Để kiểm tra độ chắc chắn, bạn có thể dùng tay giữ cối trộn và lắc nhẹ. Nếu cối không bị lung lay thì bạn đã lắp đúng vị trí.
- Tùy vào loại bánh, loại bột bạn làm mà nên lựa chọn loại càng đánh phù hợp. Mỗi loại càng đánh đều có thiết kế và chức năng riêng, việc lựa chọn đúng sẽ giúp bạn có được thành phẩm đạt yêu cầu.
Tiếp đến, nâng càng trộn lên và đặt càng đánh vào vị trí tương ứng. Điều chỉnh cho càng đánh cách đáy cối một khoảng vừa phải, hạn chế để càng chạm vào thành cối trong quá trình nhào bột.
Các loại càng đánh phổ biến hiện nay:
- Càng lồng: sử dụng khi muốn tạo ra hỗn hợp nhẹ, bông xốp dùng cho các nguyên liệu như: kem tươi đánh bông, lòng trắng trứng, làm sốt mayonnaise, bơ sốt,...
- Càng chân vịt: là một trong những chiếc càng khá đa năng, phù hợp với nhiều loại nguyên liệu bột và công thức làm bánh. Bạn có thể sử dụng càng chân vịt để đánh kem bơ, trộn bột bánh quy, bánh ngọt, cupcake hay các loại nguyên liệu thô,... hoặc làm các loại sốt hoặc trộn salad, thịt,...
- Càng móc câu: cấu tạo chắc chắn, thường được dùng để nhào các loại bột đặc như bột làm bánh mì, bánh bao, pizza, bánh tiêu, bánh bò,...với tốc độ thấp nhưng lực nhào cực kỳ mạnh mẽ.
Cùng khám phá thêm công năng trộn của từng loại càng trong bài viết "Tổng hợp chức năng của máy nhào bột đánh trứng"
Bước 3: Bắt đầu quá trình trộn bột
- Cho lần lượt tất cả các nguyên liệu làm bánh vào cối trộn.
- Kết nối nguồn điện ổn định và an toàn.
- Lựa chọn tốc độ đánh/trộn bột ở mức thấp nhất để giúp các nguyên liệu hòa trộn dần vào nhau mà không bị văng hết ra bên ngoài.
- Điều chỉnh tốc độ tăng dần từ từ để máy trộn bột gia đình đạt được kết quả mong muốn.
Lưu ý: Đối với các dòng máy nhồi bột công nghiệp thì việc thay đổi tốc độ đột ngột và liên tục có thể là nguyên do khiến động cơ bị hư hỏng. Do đó, mỗi khi muốn điều chỉnh tốc độ, bạn nên tắt máy trước và khởi động lại khi đã thay đổi tốc độ mới.
Bước 4: Lấy thành phẩm và làm sạch máy sau sử dụng
- Sau khi đã trộn bột xong, tắt máy và nhẹ nhàng lấy cối trộn ra khỏi máy trộn bột gia đình.
- Tiến hành làm sạch các bộ phận tiếp xúc với bột của thiết bị bao gồm: cối trộn, cánh đánh và thân máy để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy trộn bột gia đình
- Không nên để máy nhồi bột liên tục trong thời gian dài từ 1 đến 2 tiếng vì dễ làm động cơ sinh nhiệt lớn, nóng máy, quá tải làm hư hỏng động cơ và không an toàn cho người sử dụng.
- Sử dụng đúng công suất mà nhà sản xuất đã ghi rõ trên thông số kỹ thuật để thiết bị vận hành ổn định, không bị quá tải.
- Trước khi làm sạch máy trộn bột gia đình là phải ngắt hoàn toàn nguồn điện để đảm bảo hạn chế các rủi ro đáng tiếc như bị điện giật,...
- Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài tuổi thọ thiết bị, bạn nên làm sạch máy trộn bột gia đình thật sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
- Bạn nên tháo rời từng bộ phận có thể tháo của máy sau đó sử dụng khăn mềm, bọt biển mềm và nước tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch.
- Phần động cơ chính nên lau chùi bằng khăn ẩm và lau thật khô ngay sau đó, tránh để nước thấm vào vì dễ làm chập điện, giảm tuổi thọ thiết bị.
- Bảo quản máy nhồi bột gia đình ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến những lần sử dụng tiếp theo.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các bộ phận máy để phát hiện hư hỏng, lỗi và khắc phục kịp thời để không làm gián đoạn công việc.
3. Hướng dẫn vệ sinh máy nhồi bột gia đình sạch sẽ, an toàn
Chuẩn bị:
- Dung dịch tẩy rửa chuyên dụng (nhẹ)
- Bàn chải/ miếng bọt biển mềm
- Khăn khô mềm
Các bước vệ sinh:
Bước 1: Ngắt nguồn điện và để thiết bị nguội hẳn rồi mới tiến hành vệ sinh
Bước 2: Tháo rời các bộ phận như cối trộn, càng đánh,...để tẩy rửa
- Ngâm các bộ phận trong dung dịch rửa từ 15 - 10 phút để các nguyên liệu, vết bẩn bong ra dễ dàng hơn.
- Sử dụng bàn chải mềm để chà sạch các vết bẩn bám trên bề mặt bên trong và bên ngoài của cối trộn và cánh đánh. Không nên bỏ qua các góc cạnh và khe nhỏ vì lâu dần dễ tích tụ gây hư hỏng.
- Thân máy dùng khăn ẩm mềm để lau sạch, không chà mạnh vì sẽ làm bong tróc, hư hại bề mặt.
Bước 3: Rửa sạch lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn chất tẩy rửa và bụi bẩn.
Bước 4:
- Dùng khăn mềm khô lau khô hoàn toàn các bộ phận trước khi tiến hành lắp đặt lại.
- Lắp cối trộn và cánh đánh bột theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo cho các bộ phận này được chắc chắn và chính xác.
Bước 5: Bảo quản ở không gian khô thoáng, sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời. Bạn có thể dùng một tấm vải mỏng để che chắn, hạn chế bụi bẩn.
Kết luận:
Nội dung trên đã chia sẻ đến người đọc cách sử dụng máy trộn bột gia đình một cách chi tiết và chính xác nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua máy trộn bột gia đình và cần được tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay đến số hotline M5s: 0944.010.055 để được chúng tôi hỗ trợ.
Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp M5s là đơn vị chuyên cung cấp các dòng máy nhồi bột với nhiều mẫu mã, công suất và tính năng để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn. Cam kết hàng chính hãng, chất lượng cao với giá thành cực kỳ hợp lý.