Máy nhổ lông măng vịt của bạn không thể vặt sạch lông? Nguyên nhân có thể xuất phát từ đầu kẹp của thiết bị. Vậy bạn đã biết cách căn chỉnh bộ phận này làm sao cho chuẩn hay chưa?
Trong bài viết này Thiết bị M5s sẽ “Hướng dẫn căn chỉnh đầu kẹp máy nhổ lông măng vịt” một cách nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà.
Mục lục [hide]
1. Đầu kẹp máy nhổ lông măng bị hở gây ra vấn đề gì?
Sau một thời gian sử dụng, từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà thanh kẹp của máy vặt lông măng cầm tay sẽ xuất hiện tình trạng bị hở. Và tình trạng này sẽ gây ra một số vấn đề như:
- Khi đầu kẹp bị hở hay quá lỏng có thể khiến khoảng cách giữa hai đầu đũa rộng hơn so với bình thường. Việc này sẽ khiến thiết bị không giữ được chặt lông gà vịt, không nhổ sạch hoàn toàn.
- Đầu kẹp không cân chỉnh sau một thời gian sẽ bị lệch khỏi vị trí, có thể không nhổ đều và kéo rách da gia cầm.
- Đũa kẹp bị hở còn tăng sự ma sát giữa các bộ phận máy làm tốn năng lượng, hơn nữa là mài mòn, giảm tuổi thọ máy.
2. Các bước căn chỉnh đầu kẹp máy vặt lông măng vịt
Bộ phận đầu của máy nhổ lông măng vịt thường sẽ có 2 con ốc điều chỉnh:
- Ốc điều chỉnh độ cân bằng kẹp sao cho chúng song song và cân bằng nhau.
- Ốc điều chỉnh độ khít cho khoảng cách giữa 2 đầu kẹp không quá rộng, đảm bảo thiết bị vặt sạch lông gà vịt hơn.
Các bước căn chính chi tiết:
- Bước 1: Chuẩn bị cờ lê có kích thước đúng để vặn ốc trên máy và nới lỏng tất cả các vòng bi ra.
- Bước 2: Bật chạy thử và quan sát tình trạng hoạt động của máy nhổ lông măng cầm tay để điều chỉnh độ cân bằng/độ khít sao cho phù hợp.
- Bước 3: Nếu hai đầu kẹp không được cân bằng thì bạn dùng cờ lê xoáy con ốc đang cố định ở đầu nón cho chặt vào. Sau đó điều chỉnh sao cho 2 đầu cân bằng nhau và siết chặt vòng bi lại.
- Bước 4: Quan sát thấy giữa hai thanh kẹp có phần hở rộng thì bạn xoáy từ từ ốc điều chỉnh độ khít bên cạnh máy vào vừa đủ là được.
- Bước 5: Khởi động lại máy vặt lông măng vịt xem thiết bị đã hoạt động ổn định chưa. Điều chỉnh lại nếu cần thiết.
Cách vặn:
Vặn ngược chiều kim đồng hồ để nới lỏng và vặn theo chiều kim đồng hồ để siết chặt.
Lưu ý:
- Không nên để vòng bi gắn rời ở đầu thanh kẹp bị móp vào, dễ làm gãy đầu nón kẹp khi làm việc ở tốc độ cao.
- Dùng lực siết vừa phải, không nên siết quá chặt các ốc/vòng bi vì dễ làm hỏng đầu kẹp hoặc khó khăn trong khi vặt lông gà vịt.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng để thiết bị vận hành ổn định và hiệu quả hơn.
3. Hướng dẫn sử dụng máy vặt lông măng vịt lâu và bền nhất
Để đảm bảo máy nhổ lông măng vịt cầm tay hoạt động ổn định và bền bỉ trong thời gian dài, người vận hành cần chú ý đến một số điều sau:
- Nên cho máy nghỉ ngơi từ 3-4 phút sau khoảng từ 45 đến 60 phút hoạt động liên tục. Tránh để thiết bị hoạt động quá lâu vì dễ khiến động cơ máy bị quá nhiệt, giảm tuổi thọ nhanh chóng.
- Thiết bị M5s khuyến khích sau khoảng 1-2 tuần sử dụng, bạn nên tháo máy ra và kiểm tra, tra dầu nhớt vào các bộ phận như vòng bi, bánh răng, bạc đạn,...cả bên trong và ngoài máy. Việc bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp máy vặt lông măng vịt hoạt động trơn tru hơn, giảm ma sát và tiếng ồn lớn.
- Sau 3-6 tháng sử dụng nên tiến hành thay thế đầu kẹp mới. Điều này vừa giúp đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như hiệu quả hoạt động cho thiết bị, tránh gây gián đoạn vì đầu kẹp bị gãy trong quá trình sử dụng.
>> Xem thêm video giải đáp "Bao lâu nên thay phụ kiện máy nhổ lông măng"
- Không nên ngâm hẳn máy vào chậu nước để làm sạch mà chỉ nên nhúng phần đũa kẹp lông măng thôi để tránh chập điện, làm hỏng động cơ bên trong.
- Sau khi sử dụng và vệ sinh xong thì nên bảo quản máy nhổ lông măng vịt cầm tay ở không gian khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nơi có độ ẩm cao.
>> Xem thêm: "Nên dùng máy nhổ lông măng cầm tay 2 hay 4 đầu kẹp"
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ của Thiết bị M5s về chủ đề “Hướng dẫn căn chỉnh đầu kẹp máy nhổ lông măng vịt”. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn mua hàng thì hãy nhấc máy liên hệ ngay đến số hotline để chúng tôi hỗ trợ bạn ngay nhé!