Giống như bất kỳ loại máy móc nào, máy đóng đai thùng carton cũng cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo rằng máy có thể hoạt động ổn định và tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
Trong bài viết này, Thiết bị M5s sẽ hướng dẫn các bạn cách bảo dưỡng máy đóng dây đai đúng kỹ thuật và hiệu quả nhất.
Mục lục [hide]
1. Mẹo bảo dưỡng máy đóng đai thùng đơn giản, hiệu quả
Máy đóng đai thường hoạt động trong môi trường công nghiệp do đó yếu tố an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu. Sau một thời gian dài sử dụng, có rất nhiều bụi bẩn hoặc dây đai nhựa rơi ra bám vào các bộ phận của máy,
Do đó người dùng cần bảo dưỡng theo định kỳ theo khuyến khích của nhà sản xuất từ 3 tháng - 12 tháng/lần (tùy vào việc bạn sử dụng ít hay nhiều) nhằm đảm bảo rằng máy hoạt động tốt.
Dưới đây là một số cách bảo trì, bảo dưỡng máy siết đai thùng mà bạn có thể dễ dàng thực hiện:
1.1. Kiểm tra tổng thể bên ngoài máy đóng dây đai
Kiểm tra tổng quan bên ngoài máy đai niềng thùng là một phần quan trọng trong quy trình bảo dưỡng, giúp đảm bảo rằng máy hoạt động đúng cách và giảm nguy cơ sự cố. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để bảo dưỡng các bộ phận bên ngoài của máy:
- Kiểm tra vỏ máy để phát hiện các dấu hiệu như hỏng hóc, vết nứt, hay gặp số cố va đập gây móp méo máy.
- Kiểm tra bảng điều khiển để đảm bảo rằng tất cả các nút nhấn, đèn báo, hoạt động đúng cách, không bị hư hỏng.
- Đảm bảo rằng tất cả các dây điện kết nối đều được đấu nối chặt chẽ và không bị hở mạch hay bị đứt.
- Kiểm tra nguồn điện của máy để đảm bảo rằng máy đang sử dụng đúng điện áp.
- Nếu máy sử dụng khí nén, kiểm tra áp lực khí nén để đảm bảo rằng nó đủ để hỗ trợ quá trình đóng dây đai.
- Đảm bảo thân máy không có tình trạng rỉ sét. Dùng khăn lau chùi bụi bẩn và vệ sinh bên ngoài máy.
- Kiểm tra ốc vít cố định có bộ phận vẫn còn đầy đủ, không bị cong vênh.
- Làm sạch khu vực bàn đóng đai, bạn có thể sử dụng máy thổi khí nén hoặc bàn chải mềm để loại bỏ bụi bẩn, dây đai còn sót lại trên khe bàn. Các dây thừa này có thể tích tụ lại gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của máy.
- Lau sạch bụi bẩn bám trên thân máy.
- Quan sát mặt bàn của máy phải đảm bảo được phẳng để giúp dây đai được quấn ngay ngắn, thẳng hàng.
1.2. Kiểm tra chi tiết bên trong máy siết dây đai thùng
Trước khi kiểm tra, bảo trì các bộ phận bên trong máy, người dùng cần chú ý tránh gây hỏng hóc cho máy và đảm bảo đã ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn:
Kiểm tra và bảo dưỡng bộ truyền động nếu có dấu hiệu hao mòn bao gồm các bộ phận như motor, bánh răng và trục, để đảm bảo chúng không bị hỏng hóc và hoạt động ổn định.
Kiểm tra các cảm biến và hệ thống điều khiển để đảm bảo máy hoạt động chính xác.
Kiểm tra bộ phận đặt cuộn dây đai và đóng cắt để đảm bảo rằng chúng không bị kẹt hoặc mòn và vẫn hoạt động đúng cách.
Kiểm tra và điều chỉnh độ căng của đai để đảm bảo thùng hàng được cố định chắc chắn.
Đảm bảo các phụ tùng lắp ráp vẫn được cố định sau quá trình sử dụng lâu dài.
Bảo trì các đường dây điện kết nối với các linh kiện điện tử, đảm bảo rằng các linh kiện như bo mạch và điện trở đều hoạt động chính xác.
1.3. Kiểm tra dây đai có được quấn chính xác không
Trong quá trình vận hành máy, bạn cần thường xuyên kiểm tra hiệu quả đóng dây đai có được quấn chắc chắn hay không để từ đó sớm phát hiện những hư hỏng trục trặc.
Kiểm tra dây đai khi được siết vào thùng hàng.
Kiểm tra xem cuộn dây đai có hoạt động trơn tru không.
Thử kéo dây đai sau khi đã được quấn vào thùng hàng, vì dây đai được đóng chặt sẽ không bị xê dịch.
Tiến hành chạy thử máy để xem dao cắt và bộ phận hàn có hoạt động bình thường hay không.
1.4. Bảo dưỡng các linh kiện bên trong máy
Sau khi đã kiểm tra tổng thể các bộ phận bên trong và hiệu suất hoạt động của máy thì bạn cần tiến hành bảo dưỡng máy:
Vệ sinh dao cắt và bộ phận hàn của máy.
Thay thế các linh kiện, phù tùng bị hư hỏng hoặc mài mòn.
Tra dầu vào thành dao để nâng cao độ bền cho máy.
Dùng dụng cụ cố định các ốc vít bên trong máy lại để các linh kiện được chắc chắn hơn.
Thêm dầu vào động cơ máy.
2. Những lưu ý để sử dụng máy đóng đai thùng ít bị lỗi nhất
Để hiệu quả đóng dây đai nhựa được chắc chắn, máy hoạt động ổn định, ít xảy ra lỗi nhất thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Sau khi sử dụng máy xong cần vệ sinh bàn làm việc và các bộ phận hàn dây đai, loại bỏ dây đai còn thừa.
Điều chỉnh lực siết và độ căng dây đai vào kiện hàng ở mức vừa phải, không nên để quá căng.
Đặt máy nơi khô ráo, ít bụi bẩn và ẩm ướt.
Không được tra dầu vào các bộ phận ma sát của máy.
Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy, tra dầu vào bộ phận thành dao của máy.
Nếu là thiết bị đóng đai sử dụng khí nén, kiểm tra áp lực khí nén thường xuyên để đảm bảo rằng nó đủ để hỗ trợ quy trình đóng đai.
Đặc biệt, sử dụng loại dây đai phù hợp với máy. Dây đai phải đảm bảo chất lượng tốt. Các bạn có thể tham khảo thêm cách lựa chọn loại dây phù hợp với máy quấn dây đai.
3. Cách sửa chữa những lỗi cơ bản ở máy đóng dây đai
Trong quá trình sử dụng chắc chắn không tránh khỏi việc xảy ra một số lỗi trục trặc, sau đây M5s sẽ hướng dẫn bạn sửa chữa những lỗi cơ bản ở máy niềng thùng:
Lỗi 1: Máy đóng đai bị nóng
- Nguyên nhân: Do sử dụng máy liên tục trong thời gian dài.
- Cách khắc phục: Khi máy nóng lên, nên tắt máy và cho máy nghỉ khoảng 30 phút để tỏa nhiệt.
Lỗi 2: Máy đóng đai không siết được dây
- Nguyên nhân: Do hao mòn ma sát con lăn rulo siết và miếng đệm ma sát siết dây đai.
- Cách khắc phục: Kiểm tra và thay thế linh kiện bị hao mòn.
Lỗi 3: Không cắt được dây đai nhựa
- Nguyên nhân: Dao cắt bị mòn.
- Cách khắc phục: Mài dao cắt hoặc nếu quá mòn thì nên thay lưỡi dao khác.
Lỗi 4: Không hàn được được dây đai
- Nguyên nhân: Do trục hàn ma sát sinh nhiệt bị mòn.
- Cách khắc phục: Thay thế linh kiện bị mài mòn.
Lỗi 5: Không ấn được công tắc điều khiển của máy đóng đai
- Nguyên nhân: Do lâu ngày không vệ sinh máy hoặc công tắc bị hỏng.
- Cách khắc phục: Vệ sinh máy thường xuyên hoặc nếu công tắc hỏng thì nên thay mới.
Trên đây là cách bảo trì, bảo dưỡng máy đóng đai thùng hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Nếu bạn còn thắc mắc nào về dòng máy này, hãy liên hệ với Thiết bị M5s để được giải đáp nhanh chóng nhất.