Hướng dẫn cách tự chế máy nhổ lông măng cầm tay

Lượt xem: 3

Để chế tạo máy nhổ lông măng cầm tay, người chế tạo không chỉ cần có kiến thức về máy, kỹ năng sử dụng các thiết bị điện mà còn cần phải có kinh phí để chuẩn bị rất nhiều dụng cụ, linh kiện hỗ trợ việc tự chế. 

Trong bài viết này, Thiết bị M5s sẽ hướng dẫn bạn các bước chi tiết nhất để tiến hành chế tạo máy nhổ lông tơ ngay tại nhà sao cho đơn giản nhất. Các bạn có thể tham khảo nhé! 

1. Lưu ý trước khi chế tạo máy nhổ lông măng cầm tay

Khác với máy vặt lông gà tự chế, máy nhặt lông măng tự chế đòi hỏi độ phức tạp hơn. Sau đây là một số lưu ý mà bạn cần biết trước khi quyết định chế tạo loại máy này. 

  • Trước tiên, bạn cần hiểu rõ cấu tạo và cơ chế hoạt động của máy nhổ lông măng gà vịt. 
  • Cần trang bị đầy đủ các loại linh, phụ kiện và máy móc hỗ trợ. 
  • Luôn đảm bảo an toàn trong mọi quy trình thực hiện, các biện pháp an toàn điện luôn ưu tiên hàng đầu. 

Cấu tạo máy nhổ lông măng vịt cầm tay

2. Chuẩn bị chế tạo máy vặt lông măng gà vịt

Các máy móc cần chuẩn bị:

  • Máy hàn
  • Máy khò
  • Máy đục lỗ 

Các công cụ phải có:

  • Kềm
  • Tua vít 3 chấu 
  • Cờ lê số 7

Máy móc và dụng cụ chế tạo máy nhổ lông măng vịt

Các linh, phụ kiện máy nhổ lông con cần mua:

  • Bộ đầu kẹp máy làm lông măng (giá dao động từ 86.000đ/ bộ). Trong bộ này sẽ bao gồm đầu kẹp, nhông, ốc vít, trục nối, cục nhôm cố định, vô cùng đầy đủ và thuận tiện.
  • Motor RS 775 động cơ chuyên dùng cho máy nhổ lông măng vịt. Loại motor này sẽ có công suất 230W, với kích thước 8x8x8 và cốt trục có đường kính 5mm.
  • Đối với bộ phận cục nhôm cố định, bạn có thể tự chế hoặc mua về lắp để tiết kiệm thời gian và công sức. 
  • 1 đoạn ống nước nhựa PVC phi 5mm.
  • Công tắc chống nước hoặc công tắc thường. 
  • Vòng nhôm phi 5.5mm có thể để lọt motor (nên tự chế). 

Linh phụ kiện chế tạo máy nhổ lông măng vịt

Bạn có thể tìm mua các loại linh, phụ kiện ở trên tại các sàn thương mại điện tử hoặc các cửa hàng cung cấp phụ kiện máy vặt lông măng gà vịt cầm tay uy tín Hoặc cũng có thể tự chế theo các bước hướng dẫn trong phần tiếp theo của bài viết. 

3. Các bước chế tạo máy nhổ lông măng gà vịt 

Bước 1: Chế tạo cục nhôm cố định đầu nón và vòng bi

Phần cục nhôm: 

  • Các bạn tiến hành tạo khung để đổ cục nhôm cố định. Cắt các tấm khung có kích thước tương thích với nhông, để tiện điều chỉnh. 
  • Tiếp theo, tiến hành nung nóng nhôm và đổ vào khung, chờ nhôm này cứng lại thành cục cố định. 

Cách làm cục nhôm cố định cho máy nhổ lông măng cầm tay

  • Đặt 2 con nhông lên cục nhôm, dùng bút để phác thảo lại vị trí. Sử dụng máy đột lỗ để đục 2 lỗ tròn, nhằm lắp đặt các bộ phận nhông, vòng bi và đầu kẹp lại với nhau.

Chế tạo máy nhổ lông măng vịt cầm tay

Phần vòng bi:

  • Đối với vòng bi bên trong, bạn có thể tự cắt và đục các hình tròn với kích thước thích ứng với thanh kẹp. 
  • Sau đó, dùng máy cắt và hàn để lắp đặt thêm các thanh có thể vặn vít vào vòng bi. 
  • Hiện các vòng bi có hàn sẵn thanh vặn vít này được bày bán với mức giá khoảng 20.000đ/ cái. Bạn có thể tìm mua nếu không đủ máy móc để thiết kế. 

Vòng bi máy vặt lông măng gà vịt cầm tay

Bước 2: Lắp đặt thanh kẹp

  • Trước tiên, bạn sẽ lắp các bộ phận trên đầu nón lại với nhau, với thứ tự lần lượt từ nhông trước cho đến vòng bi. Làm tương tự như vậy cho thanh kẹp còn lại. 
  • Sử dụng máy hàn để cố định các bộ phận này vào thanh kẹp. 

Bước 3: Cố định thanh kẹp vào cục nhôm 

Bạn sẽ đặt cục nhôm lên 1 chỗ cố định, và sau đó sử dụng búa gõ nhẹ vào đuôi thanh kẹp để phần đuôi thanh kẹp được chặt vào lỗ của cục nhôm đã chế tạo trước đó. 

Hướng dẫn lắp đặt thanh kẹp cho máy nhổ lông măng vịt tự chế

Bước 4: Chế tạo phần bảo vệ motor máy

  • Sử dụng vòng nhôm ở trên, cắt 1 đoạn sao cho có độ dài tương thích với kích thước motor. 
  • Lắp thêm 1 thanh có đục 2 lỗ như hình dưới đây để tiện lợi gắn phần vỏ máy với bộ phận kẹp lông. 

Chế tạo phần vỏ bảo vệ motor máy nhổ lông măng tự chế

Bước 5: Cố định vỏ máy, motor và thanh kẹp lại với nhau

  • Ở bước này, bạn chỉ cần lắp motor vào vỏ máy đã chuẩn bị, lắp sao cho trục nối giữa motor và thanh kẹp có thể hoạt động, dùng vít cố định lại phần vỏ máy và thanh kẹp. 
  • Sử dụng ống nhựa cứng PVC để bọc thêm 1 lớp bên ngoài. Bước này không chỉ giúp bảo vệ các bộ phận bên trong mà còn tiện lợi cho bước lắp công tắc hoạt động ở sau. 

Cách làm vỏ máy nhổ lông măng tự chế

  • Bạn dùng máy khò để khò nóng phần đầu ống nước, giúp ống mềm đưa vào phần thân máy nhổ lông măng tự chế dễ hơn. 
  • Sau khi đưa ống vào đủ với phần thân máy, bạn sẽ cắt bỏ phần ống còn dư.

Bước 6: Đấu công tắc vào máy vặt lông măng

Bạn có thể sử dụng nắp chai, khoét 1 lỗ vừa với công tắc để thẩm mỹ hơn. Sau đó nối dây điện công tắc với motor. 

Đấu công tắc cho máy nhổ lông măng vịt tự chế

Bước 7: Đấu dây nguồn và tiến hành sử dụng

Đấu dây nguồn và chạy thử máy

4. Ưu, nhược điểm của máy làm lông măng tự chế

Ưu điểm: 

  • Thỏa mãn sự sáng tạo: Ngoài cách làm ở trên, bạn có thể có nhiều kiểu sáng tạo máy nhổ lông măng cầm tay khác nhau, bạn có thể tùy chỉnh để làm ra chiếc máy theo ý thích của mình. 
  • Tiết kiệm chi phí: Nếu không xét về chi phí máy móc hỗ trợ cần chuẩn bị. Thì so với một chiếc máy nhổ lông măng mới, loại máy tự chế có phần chuẩn bị linh phụ kiện khá rẻ, giúp tiết kiệm nhiều chi phí. 

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì có lẽ dòng máy vặt lông tơ tự chế sẽ mang lại nhiều nhược điểm và rủi ro hơn:

  • Không đảm bảo an toàn: Vì không có bộ chuyển đổi nguồn điện, nên có thể gây ra các vấn đề về giật điện vô cùng nguy hiểm. Bạn chỉ nên chế tạo khi đã am hiểu về điện. 
  • Tốn nhiều thời gian, công sức: Với một số bộ phận của máy làm lông măng, bạn phải tốn rất nhiều thời gian để chế tạo. 

Máy nhổ lông măng vịt cầm tay tự chế

  • Độ bền thấp: Với những công cụ chế tạo sơ sài, dòng máy nhổ lông măng vịt cầm tay sẽ không thể đảm bảo được độ chắc chắn và bền lâu như các dòng máy được sản xuất trong các nhà máy với hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại. 

Và những loại máy tự chế thường có tuổi thọ thấp, dễ bị hư hỏng hay gặp vấn đề trong quá trình sử dụng vì không được tối ưu nhất.

5. Có nên tự chế máy nhổ lông tơ gia cầm không?

Sau những bước hướng dẫn và phân tích ở trên các bạn có thể thấy, mặc dù chi phí của loại máy tự chế có phần rẻ hơn so với mua mới, nhưng M5s vẫn khuyên bạn nên đầu tư một chiếc máy nhổ lông măng gà vịt đến từ những nhà cung cấp uy tín. 

Máy nhổ lông măng ngan gà vịt

Vì xét về lâu dài, chi phí này vô cùng rẻ. Ngoài việc vặt lông phục vụ nhu cầu sử dụng, bạn cũng có thể vặt lông thuê để kiếm thêm thu nhập. 

Bên cạnh đó, khi các phụ kiện bị hư hỏng, việc lắp đặt máy có cấu trúc cũng sẽ thuận tiện hơn cho việc thay thế phụ kiện. Và phụ kiện của máy nhổ lông măng được bày bán khá phổ biến nên việc bảo dưỡng máy vô cùng dễ dàng. 

Và nếu bạn đang băn khoăn chưa biết tìm mua máy vặt lông măng vịt ở đâu cho chất lượng thì hãy liên hệ ngay M5s để được tư vấn nhé. Khi mua hàng tại M5s, chúng tôi sẽ luôn đảm bảo cho bạn: 

  • Chính sách bảo hành lên đến 12 tháng. Đổi trả khi máy gặp lỗi từ nhà sản xuất. 
  • Luôn hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn sử dụng tận tình. 
  • Hỗ trợ phí ship cho các đơn hàng có phạm vi gần cũng như khách đi tỉnh với chi phí tốt nhất. 
  • Luôn cung cấp đầy đủ linh, phụ kiện thay thế khi cần. 

Trong bài viết trên, Thiết bị M5s đã cung cấp cho các bạn các bước để chế tạo máy nhổ lông măng cầm tay tự chế vô cùng chi tiết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với những ai đang có nhu cầu tự chế dòng máy làm sạch lông măng. 
 

Bình luận

back top